Bức tường turbine gió công suất 40 MW
Tổ hợp hàng loạt turbine gió nhỏ xếp thành cụm giống bức tường nổi có thể chịu điều kiện khắc nghiệt ngoài khơi Na Uy.
Thiết kế của cơ sở điện gió nổi Windcatcher. Ảnh: WCS
Công ty Wind Catching Systems (WCS) ở Na Uy đang phát triển một thiết kế sản xuất điện gió độc đáo mang tên cơ sở nổi ngoài khơi "Windcatcher", Interesting Engineering hôm 22/7 đưa tin. Đây là một trang trại điện gió nổi khổng lồ bao gồm hàng trăm turbine nhỏ đặt cạnh nhau thay vì một turbine cỡ đại. WCS đã đạt cột mốc quan trọng khi Windcatcher nhận được giấy phép từ DNV, tổ chức quốc tế hàng đầu trong lĩnh vực chứng nhận, kiểm định và đánh giá. Việc cấp phép có nghĩa thiết kế này khả thi về mặt kỹ thuật và có thể chuyển sang giai đoạn tiếp theo.
Windcatcher là thiết kế trang trại điện gió ngoài khơi thay thế turbine lớn truyền thống bằng nhiều turbine nhỏ 1 MW, giúp tăng gấp đôi công suất năng lượng. Những turbine tiên tiến này có thể thu thấp năng lượng trên mỗi m2 luồng gió nhiều gấp 2,5 lần so với turbine 3 cánh quạt tiêu chuẩn. Cách bố trí cụm turbine gió cao sừng sững trông như một bức tường nổi. Công ty WCS cho biết tổ hợp nhiều turbine nhỏ như vậy có thể sản xuất 40 MW điện trong tương lai. WCS đã bắt tay vào quy trình xin cấp phép cho dự án thí điểm ở vùng ven biển Oygarden phía tây nam Na Uy.
Trong tương lai xa, công ty sẽ tăng công suất thiết kế lên 126 MW. Với vốn đầu tư 900.000 USD từ quỹ Enova của NASA, WCS đang sản xuất một nguyên mẫu của Windcatcher. Tổ hợp sẽ giảm chi phí điện gió nổi xuống 43,6 - 65,4 USD/MWh. Windcatcher được thiết kế để chịu điều kiện khắc nghiệt ngoài biển khơi. Là hệ thống dạng module, Windcatcher có thể tăng hoặc giảm quy mô tùy theo nhu cầu năng lượng. Mỗi đơn vị được nối với một trạm biến áp trung tâm, sau đó truyền điện tới lưới điện.
Một bản sao của Windcatcher được thử nghiệm tại bể kéo Stadt ở Na Uy để xác định hiệu suất trong nhiều điều kiện sóng. Dữ liệu này được sử dụng để kiểm nghiệm và cải tiến mô hình máy tính. Windcatcher cũng có tiềm năng sản xuất hydro xanh. Nguồn nhiên liệu này có thể phục vụ nhiều ứng dụng, từ giao thông tới sản xuất công nghiệp.
Nguồn: vnexpress.net
- Nhà máy sản xuất oxy ở độ sâu 4.000 m dưới đáy biển (21/08/2024)
- Lò phản ứng hạt nhân chống sự cố nóng chảy (20/08/2024)
- Drone nhẹ nhất thế giới chạy bằng năng lượng mặt trời (20/08/2024)
- Tàu vũ trụ khôi phục sau khi bị thiên thạch đâm trúng (20/08/2024)
- Tuyến cáp dài 4.300 km truyền tải điện sạch xuyên biển (19/08/2024)
- Nhà máy nhiệt mặt trời tháp đôi lắp 30.000 tấm gương (19/08/2024)
- Pin dẻo có thể kéo giãn 5.000% (19/08/2024)
- Công ty Mỹ phát triển pin hạt nhân tuổi thọ 50 năm (16/08/2024)
- Giàn turbine gió kép mạnh nhất thế giới ra khơi (16/08/2024)
- Trung Quốc dùng điện mặt trời để chống sa mạc hóa (16/08/2024)