Máy bay thương mại đạt tốc độ siêu thanh
Sự hồi sinh của bay siêu thanh thương mại tiến gần tới hiện thực hơn khi Dawn Aerospace thông báo máy bay lắp động cơ tên lửa Mk-II Aurora phá vỡ rào cản âm thanh thành công.
Mk-II Aurora vận hành tự động trong chuyến bay thử. Ảnh: Dawn Aerospace
Máy bay Mk-II Aurora dài 4,8 m đạt tốc độ siêu thanh 1.358 km/h hôm 12/11, theo New Atlas. Từ khi máy bay Concorde do Anh và Pháp hợp tác sản xuất ngừng hoạt động năm 2003, bay siêu thanh dân sự dần bị lãng quên. Trong những năm gần đây, một số công ty khởi nghiệp làm việc trong các dự án khác nhau nhằm tạo ra thế hệ máy bay chở khách siêu thanh mới vận hành êm, xanh, hiệu quả và tiết kiệm chi phí hơn.
Mk-II Aurora là máy bay thử nghiệm không người lái có sải cánh 4 m và trọng lượng 200 kg. Giữa bầu trời phía trên sân bay Glentanner gần chân núi Cook/Aoraki ở New Zealand, Mk-II Aurora đạt tốc độ Mach 1,1 (1.358 km/h) ở độ cao 25.150 m.
Theo công ty, Mk-II Aurora phá vỡ nhiều kỷ lục khác khi trở thành máy bay siêu thanh đầu tiên do New Zealand thiết kế và chế tạo, đạt độ cao lớn nhất mà một phương tiện từng bay từ New Zealand, và bay lên độ cao 20 km nhanh nhất. Mẫu máy bay lắp động cơ tên lửa làm được điều này trong 118,6 giây, nhanh hơn 4,2 giây so với máy bay F-15 cải tiến vào thập niên 1970. Ngoài ra, Mk-II Aurora còn thực hiện chuyến bay thứ hai sau đó 6 giờ.Mục tiêu cuối cùng của công ty là đạt tốc độ Mach 3,5 (4.321 km/h) ở rìa vũ trụ, nơi Aurora sẽ được sử dụng cho nghiên cứu vi trọng lực, khoa học khí quyển, quan sát Trái Đất và thử nghiệm bay tốc độ cao.
"Thành tích này nêu bật tiềm năng to lớn của máy bay gắn động cơ tên lửa nhằm đạt hiệu suất chưa từng thấy", Stefan Powell, giám đốc điều hành Dawn Aerospace, cho biết. "Với chuyến bay thử nghiệm mới, chúng tôi có thể xác nhận Aurora là phương tiện bay cao nhanh nhất từng được sản xuất. Cột mốc trên sẽ mở đường để Aurora trở thành máy bay bay cao và nhanh nhất thế giới, đồng thời là máy bay siêu thanh đầu tiên đi vào hoạt động".
Theo vnexpress.net
- 'Vạn lý trường thành' điện mặt trời của Trung Quốc (21/11/2024)
- Robot bây giờ có thể học được cách phẫu thuật chỉ bằng cách xem video (20/11/2024)
- Cảm biến hình ảnh nhỏ bằng hạt cát đạt kỷ lục thế giới (20/11/2024)
- Tàu trang bị buồm bọc pin mặt trời có thể gấp gọn (20/11/2024)
- 'Không thay đổi cơ chế tài chính cho khoa học, Việt Nam sẽ tụt hậu' (19/11/2024)
- Người Việt đầu tiên đoạt giải thưởng thiên văn quốc tế Đài Loan (19/11/2024)
- Trung Quốc khởi động cỗ máy siêu trọng lực mạnh nhất thế giới (19/11/2024)
- Các nhà khoa học Nga làm ra loại bánh mì dành cho người tiểu đường (18/11/2024)
- Áp dụng kỹ thuật mới cho mô hình chăn nuôi bò thịt vỗ béo (18/11/2024)
- Cà chua sẽ ngọt, mọng nước hơn nhờ kỹ thuật mới (18/11/2024)