Sơ đồ chung của công nghiệp mạ:
Nước thải xi mạ bao gồm: Nước thải trước mạ và nước thải sau mạ, lượng nước thải ra không nhiều, trung bình các cơ sở sản xuất xi mạ là từ 5 – 50 m3/ngày.
Nước thải ngành xi mạ có pH dao động rất lớn có thể dưới <3( nước thải axit) và >9 ( nước thải bazo), đặc trưng của nước thải xi mạ là chứa hàm lượng cao các chất muối vô cơ và kim loại nặng. Tùy theo kim loại của lớp mạ mà nguồn ô nhiễm có thể là Cu, Zn, Cr, Ni….và cũng tùy theo các loại muối kim loại đang được sử dụng mà nước thải có thế chứa các độc tố như xyanua, sunfat, amoni,…. Các chất hữu cơ ít có trong nước thải xi mạ, phần chủ yếu là chất tạo bông, chất hoạt động bề mặt, vì nồng độ các chất hữu cơ, BOD, COD thấp, nên nó không thuộc đối tượng xử lý mà chỉ chú trọng xử lý các ion và các muối kim loại.
Bảng: Nồng độ ô nhiễm trong nước thải mạ điện ở nước ta:
Đặc trưng của nước thải từ quá trình sản xuất xi mạ là có chứa nhiều kim loại nặng nên ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường và mang tính chất lâu dài, hệ lụy về sau vì nếu không được xử lý đúng cách, các ion kim loại, muối, hợp chất khác khi được thải ra môi trường không bị phân hủy mà sẽ tồn tại, tích tụ trong môi trường thiên nhiên.
Nước thải loại này có thế tiêu diệt các sinh vật phù du, gây ngộ độc, gây bệnh cho các động vật thủy sinh, đặc biệt là cá(một trong những mắt xích trong chuỗi thức ăn mà con người tham gia), từ đó gây các bệnh nguy hiểm cho con người. Quá trình đó gọi là tích tụ sinh học, các chất độc có nguồn gốc từ các kim loại, được phát sinh ra môi trường, tích tụ dần trong các động vật thủy sinh trong thời gian dài, theo nhiều chuỗi thức ăn, ảnh hưởng tới con người. Vì vậy cần phải có hệ thống xử lý nước thải nghành xi mạ, tách các ion kim loại trước khi xả ra môi trường, đảm bảo quy chuẩn quy định ở Việt Nam.
Công nghệ xử lý nước thải xi mạ
Nước thải nghành xi mạ không chứa nhiều các chất hữu cơ khó phân hủy. Vì vậy xử lý nước thải xị mạ chủ yếu dùng các phương pháp cơ học, hóa học, hóa lý.
Dựa vào tính chất thành phần đặc trưng của nước thải sản ngành xi mạ mà công ty chúng tôi đề xuất công nghệ xử lý như sau:
Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải xi mạ
Nước thải từ các công đoạn sản xuất của nhà máy được thu gom về bể tiếp nhận tập trung. Tiếp đó, ta đặt song chắn rác để giữ lại các chất thải rắn, cặn có kích thước lớn, tránh ảnh hưởng tới công trình phía sau. Tiếp tục thực hiện chu trình xử lý nước thải được bơm sang bể điều hòa.
Tại đây bể điều hòa có tác dụng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải. Trong bể có trang bị hệ thống cánh khuấy ngầm để trộn đều nước thải, tránh hiện tượng lắng cặn, tích tụ dưới đáy bể, điều hòa có sục khí. Từ bể điều hòa, nước thải được bơm sang bể phản ứng. Tại đây, nước thải được đo và điều chỉnh pH cho phù hợp phản ứng keo tụ, ta châm nước thải cùng acid H2SO4 và trộn đều. Trong bể có trang bị cánh khuấy nhanh đảm bảo trộn đều nước thải.
Từ bể phản ứng nước thải tiếp tục được bơm qua bể keo tụ tạo bông. Đây là công đoạn quan trọng, ảnh hưởng tới hiệu quả xử lý nước thải. Hóa chất phèn nhôm được dùng cho phản ứng keo tụ, ngoài ra để tăng tính liên kết cho kết tủa các chất xung quanh, ta còn phải thêm Ca(OH)2vào ngăn phản ứng, sau khi xảy ra phản ứng keo tụ, nước thải chảy tiếp sang ngăn tạo bông, tại đây, hóa chất Polymer được thêm vào nhằm liên kết các kết tủa tạo thành.
Sau quá trình keo tụ, tạo bông, nước thải chảy qua bể lắng, tách riêng cặn với nước. Phần cặn mới hình thành lắng xuống đáy bể và được dẫn ra bể chứa bùn, sau đó định đi đem đi xử lý. Nước thải trên bề mặt chảy qua bể trung gian. Bể trung gian nhằm điều hòa lưu lượng nước cho quá trình xử lý phía sau.
Từ bể trung gian, nước thải được bơm tiếp qua bể trao đổi ion. Tại đây, các ion kim loại còn lại sẽ được xử lý, giữ lại tại bể , đảm bào chất lượng nước cho quá trình xử lý.
Sau khi qua bể trao đổi ion, nước thải chảy về bể chứa nước sau xử lý rồi mới thải ra nguồn tiếp nhận.
Bùn từ bể lắng, bể điều hòa được hút sang bể chứa bùn. Tại đây bùn được lắng xuống đáy và nước trong nổi lên và định kỳ có đơn vị chức năng hút bùn đi xử lý đúng quy định.